Tháng 10/2013, Tập đoàn Viettel đã mua lại 70% vốn cổ phần của nhà máy Xi măng Cẩm Phả (công suất 2,3 triệu tấn/năm) từ tay Vinaconex. Kèm theo việc bán cổ phần này sẽ là bán cả phần nợ của Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex bảo lãnh.
Sau thương vụ mua bán sát nhập này, Viettel bắt tay vào công cuộc tái cấu trúc tài chính giúp Xi măng Cẩm Phả giảm bớt áp lực tài chính, có thêm vốn đầu tư. Theo đó, Tập đoàn Viettel đầu tư vốn nâng cấp máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cấp cầu cảng để tiếp nhận tàu lớn cho nhà máy Xi măng Cẩm Phả. Chủ động xây thêm si lô chứa xi măng nhằm đa dạng hóa sản phẩm.
Tập đoàn Viettel đã làm thay đổi diện mạo mới của Xi măng Cẩm Phả.
Ông Hoàng Xuân Vịnh cho biết, năm 2015, Xi măng Cẩm Phả kiến mức tiêu thụ bằng năm 2014 nhưng tập trung cho tiêu thụ nội địa, tăng khoảng 24% so với năm 2014; doanh thu 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận 183 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Xi măng Cẩm Phả sẽ sản xuất thêm 3 loại xi măng mới là: xi măng rời PC50, xi măng xỉ và xi măng bền sunfat. Sản xuất và tiêu thụ xi măng rời PC50 cho những công trình BĐS lớn, chinh phục khách hàng bằng cách cho ra đời loại xi măng chuyên biệt dành cho dự án xây dựng trên nền đất yếu hay xi măng bền sunfat cho công trình vùng ven biển, hải đảo và các vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn…
Sau hơn 1 năm sau khi tái cấu trúc tài chính, năm 2014 Xi măng Cẩm Phả đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng với doanh thu 2.467 tỷ đồng; tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm; lợi nhuận đạt 94 tỷ đồng so với mức kế hoạch 89 tỷ đồng.
Hiện nay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đang có kế hoạch mua một lượng lớn cổ phần tại Công ty CP Xi măng Hạ Long. Được biết, Xi măng Hạ Long đang gặp phải tình trạng giống như Xi măng Cẩm Phả trước đây,sức ép trả nợ vốn đầu tư, hoạt động kém hiệu quả do đói vốn. Xi măng Hạ Long có công suất 2,1 triệu tấn/năm, do Tổng Công ty Sông Đà và một số doanh nghiệp ngành Dầu khí nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần là một trong những nhà máy lớn nhất ở Việt Nam. Nếu thương vụ mua lại cổ phần tại Xi măng Hạ Long thành công, Viettel sẽ trở thành nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực xi măng, trở thành đối thủ rất lớn của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
Vừa qua, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án Khu đô thị Xi măng Hải Phòng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) thực hiện thủ tục chuyển, trả lại dự án khu đô thị Xi măng Hải Phòng cho UBND thành phố Hải Phòng trong tháng 3/2015.
Tái cơ cấu nhà máy xi măng Sông Thao là cơ hội rất tốt để củng cố và gia tăng thị phần tiêu thụ xi măng tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Do hiện nay Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam có chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu, đầu tư đúng ngành nghề lĩnh vực. Theo đó, Vicem sẽ không tiếp tục đầu tư ngoài ngành, tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực của mình, chính thức bàn giao lại dự án KĐT xi măng Hải Phòng để giảm đầu tư ngoài ngành và tập trung đầu tư xi măng.
Thời gian gần đây, Tổng Công ty Vicem đang phối hợp với Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) thực hiện tái cơ cấu nhà máy xi măng Sông Thao. Việc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) tham gia thực hiện tái cơ cấu nhà máy xi măng Sông Thao là cơ hội rất tốt để củng cố và gia tăng thị phần tiêu thụ xi măng trong nước, đặc biệt là khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sau 3 năm hoạt động, nhà máy Xi măng Sông Thao ghi lỗ hơn 306 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, riêng khoản nợ trong nước của nhà máy đã là hơn 641 tỷ đồng, cho đến giờ, nhà máy mới trả được hơn 189 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, khi Vicem chính thức tiếp nhận và thực hiện tái cơ cấu, toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm của nhà máy Xi măng Sông Thao sẽ được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Vicem. Sản phẩm làm ra sẽ được đóng bao mang tên Vicem Hải Phòng, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất trên toàn hệ thống Vicem.
Tiếp sau nhà máy xi măng Đồng Bành, mới đây Tập đoàn Hoàng Phát Vissai đã chính thức sở hữu nhà máy xi măng Đô Lương (Nghệ An) và đổi tên thành nhà máy xi măng Sông Lam.
Với mục tiêu trở thành tập đoàn xi măng số một Việt Nam, những năm qua, Tập đoàn Hoàng Phát Vissai liên tục chớp thời cơ mua thêm các dự án nhà máy xi măng đang lâm cảnh khó khăn, nợ nần, thua lỗ.
Tháng 6/2013, The Vissai đã làm lễ ra mắt sản phẩm PCB30, PCB40, xi măng rời PCB40, clinker thương hiệu The Vissai tại Lạng Sơn từ nhà máy Xi măng Đồng Bành làm ăn thua lỗ và phải bán lại cổ phần cho Tập đoàn. Trước đó, nhà máy này gia nhập thị trường cuối năm 2010, nhưng chỉ sau chưa đầy 1 năm hoạt động đã lỗ nặng và không có khả năng trả nợ, rơi vào top 5 dự án đặc biệt khó khăn của ngành xi măng cần phải tái cấu trúc khẩn trương. Sau thời gian ngắn về với Tập đoàn Vissai, Nhà máy Xi măng Đồng Bành hoạt động trở lại với cái tên Nhà máy Xi măng Vissai Lạng Sơn.
Sau khi về tay The Vissai, nhà máy xi măng Đô Lương (Nghệ An) đổi tên thành nhà máy xi măng Sông Lam.
Thương vụ nâng tổng công suất xi măng của Tập đoàn chạm mốc 7,9 triệu tấn là mua lại nhà máy Xi măng Vissai Hà Nam công suất 3.000 tấn/ngày. Nhà máy này đã được The Vissai chính thức đưa vào vận hành tháng 11/2013 sau đúng 1 năm thi công xây dựng từ nền móng cũ là nhà máy Xi măng Hòa Phát (huyện Thanh Liêm, Hà Nam) mà The Vissai bỏ vốn mua lại.
Nhưng kế hoạch gia tăng nhanh sản lượng của The Vissai chưa dừng tại đó. Tiếp sau nhà máy xi măng Đồng Bành, mới đây The Vissai đã chính thức sở hữu nhà máy xi măng Đô Lương (Nghệ An) và đổi tên thành nhà máy xi măng Sông Lam. Đầu tháng 2/2015, Tập đoàn Hoàng Phát Vissai đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Sông Lam.Dự án nhà máy xi măng Sông Lam được xây dựng với công suất 18.000 tấn/ngày tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương. Trong đó, giai đoạn 1 (từ 2015 - 2017) là 2 dây chuyền có tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày (tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm). Giai đoạn 2 (từ 2017-2020); dây chuyền thứ 3 với công suất 6.000 tấn clinker/ngày (2 triệu tấn clinker/năm).
Có thể thấy, những thương vụ M&A trong ngành xi măng diễn ra chủ yếu do những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quản trị, quản lý vận hành doanh nghiệp hiệu quả mua lại. Sau công cuộc tái cơ cấu mạnh mẽ, các doanh nghiệp được hồi sinh, hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng giúp ngành xi măng phát triển và được đánh giá là mảng sáng trong khối VLXD.
Theo Quỳnh Trang (ximang.vn)