Việt Nam nằm ở đâu trong “bản đồ đất hiếm” của thế giới

Cập nhật: 12/06/2015, 02:08:39 PM

Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Vậy Việt Nam có trữ lượng bao nhiêu trên "bản đồ đất hiếm" của thế giới?

>> Lai Châu sắp khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam
>> Khai thác đất hiếm và nguy cơ ô nhiễm

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới),  Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.
 

Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.

Năm 2012, có thông tin cho rằng Công ty Tư nhân SRE Minerals đã phát hiện mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD này ở mỏ “Jongju”, nằm ở tỉnh Pyongan cách Bình Nhưỡng (Triều Tiên) 150 km về phía Tây Bắc. Mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng khoảng 216,2 triệu tấn. Đây là mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Nếu các thông tin trên được xác nhận, phát hiện này sẽ phần nào khiến vị thế của Trung Quốc bị lung lay bởi hiện nay nước này thống trị thị trường xuất khấu đất hiếm trên toàn cầu với 90% thị phần.

Theo Báo Petro Times, ở Việt Nam nguồn tài nguyên đất hiếm được đánh giá có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái.

Trung Quốc là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 55% tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm là 120.000 tấn đất hiếm.

Trung Quốc cũng khống chế khoảng 95% sản lượng đất hiếm xuất khẩu của thế giới. Vị trí của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm thế giới được giới doanh nhân Trung Quốc mô tả “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Do vậy, Trung Quốc gần như độc quyền đối với loại nguyên liệu này.

Thứ hai, vì nhiều nguyên nhân, Mỹ và châu Âu đã giảm đáng kể cả sản lượng và thị phần đất hiếm trên thị trường thế giới, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia chủ yếu cung cấp nguyên liệu đất hiếm trên phạm vi toàn cầu.

Nhu cầu toàn cầu về đất hiếm đang gia tăng nhanh chóng. Dự báo nhu cầu đến năm 2015 sẽ tăng thêm 50%, lên 185.000 tấn.

Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium!

Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.
 
 
Đất hiếm chứa nhiều nguyên tố quý hiếm phục cho sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp. Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium (Tb),...
 

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH)